Ắc quy nước và ắc quy khô khác nhau như thế nào?

5/5 - (9 bình chọn)

Bạn có biết xe mình đang chạy sử dụng ắc quy nước hay ắc quy khô không? Có lẽ không ít người trong chúng ta để ý đến chuyện này. Kể cả những người sử dụng xe lâu năm hay mới lái xe cũng ít quan tâm tới loại ắc quy mà mình đang sử dụng. Chỉ khi nào ắc quy hết điện hoặc gặp vấn đề có lẽ lúc đấy mới được biết loại ắc quy mà xe mình đang sử dụng. Vậy như thế nào thì được gọi là ắc quy khô và thế nào thì được gọi là ắc quy nước? Ưu nhược điểm của hai loại ắc quy này như thế nào? Cùng phụ kiện đồ chơi ô tô Super Car khám phá nhé!

1. Phân biệt định nghĩa ắc quy nước và ắc quy khô

Trước đây, bình ắc quy thường được biết với dạng hộp chữ nhật, được chia thành nhiều ngăn, có nắp vặn cho từng ngăn, bên trong có chứa dung dịch lỏng và có các cọc bình bằng kim loại. Chính vì dung dịch lỏng bên trong bình nên thường được gọi là “ắc quy nước”. Dung dịch bên trong các ngăn của bình ắc quy là hỗn hợp acid, có mùi khó ngửi và tính ăn mòn cao, và đặc biệt là phải bổ sung nước cất theo định kỳ.

Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ, bình ắc quy được cải tiến với thiết kế kín, miễn bảo dưỡng, sử dụng đến khi hỏng thì phải thay mới được gọi là ắc quy khô. Ắc quy khô là loại ắc quy không sử dụng điện dịch.

Về bản chất thì đây không phải là ắc quy khô thực sự mà vẫn tồn tại axit H2SO4 bên trong nhưng thay vì dưới dạng dung dịch thì nó có dạng gel. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thói quen gọi là ắc quy kín khí là ắc quy khô để phân biệt với ắc quy nước (dùng dung dịch loãng).

Ắc quy khô thường dùng cho các USP và vì khó xuất dòng điện lớn tức thời khi khởi động nên không được dùng cho các mẫu xe tải. Trong khi đó, ắc quy dùng cho xe ô tô điện lại là loại khác.

2. Ưu nhược điểm của ắc quy khô

Ắc quy khô phù hợp với những xe di chuyển quãng ngắn hoặc đi ít. Loại ắc quy khô này có nhiều ưu điểm như:

– Để lâu không sợ hết điện.

– Dòng điện nạp cao, sau khi phát dòng điện lớn thường phục hồi điện áp nhanh hơn và điều này cũng không ảnh hưởng đến hoạt động của kích điện.

– Không có mùi khó chịu do không phát sinh khí ra bên ngoài.

– Trong quá trình sử dụng không cần bổ sung điện dịch.

– Không cần bảo dưỡng, châm thêm nước trong quá trình sử dụng.

– Ắc quy khô áp dụng nhiều công nghệ mới cũng rất bền và khỏe.

– Sạch sẽ hơn ắc quy nước do phần kim loại xung quanh không bị hơi axit ăn mòn.

Tuy nhiên, loại ắc quy khô này cũng còn tồn tại một số nhược điểm như:

– Giá thành đắt hơn so với ắc quy thông thường, nhiều hãng phải nhập nước ngoài.

– Sẽ hết điện đột ngột khiến người sử dụng gặp khó khăn nếu đang di chuyển ngoài đường hoặc có việc cần đi gấp. Tuy nhiên, những tài xế có kinh nghiệm lái ô tô cho biết chủ xe có thể đề phòng xe hết điện bằng cách chuẩn bị sẵn bộ dây câu bình trên xe để dùng lúc cần thiết.

3. Ưu nhược điểm của ắc quy nước

Ắc quy nước (hay ắc quy ướt) phù hợp với những xe di chuyển quãng đường dài hoặc đi nhiều và có nhiều ưu điểm để người sử dụng lựa chọn như:

– Có dòng điện khỏe hơn ắc quy khô.

– Giá thành rẻ hơn ắc quy khô do chế tạo đơn giản hơn.

– Có thể tháo ra sử dụng cho các công cụ điện khác khi thắp sáng, quạt điện…

– Yếu dần rồi mới hết điện và để lâu vẫn có thể hồi điện. Điều này giúp đề khởi động động cơ để chủ xe đưa xe đến nơi sửa chữa thay thế ắc quy.

Tuy nhiên, loại ắc quy nước còn tồn tại nhiều nhược điểm như:

– Định kỳ phải nạp điện bổ sung, thông thường khoảng 3 tháng/lần nếu không nối với thiết bị tiêu thụ điện. Nếu mức điện dịch ở từng ô ngăn thấp hơn quy định thì phải bổ sung.

– Khi nạp có thể phát ra khí cháy hoặc khí có mùi khó chịu.

– Tuổi thọ thấp hơn so với loại ắc quy khô.

– Axit bốc hơi, gây rỉ phần bên trong nắp máy.

Các mẫu xe tải thường được trang bị ắc quy nước do có dòng khỏe hơn ắc quy khô. Bên cạnh đó, nếu dùng ắc quy nước cho xe con thì sẽ bền hơn nhưng yêu cầu chủ xe phải để ý, chăm sóc thường xuyên nếu không nước axit bên trong sẽ bị bốc hơi.

Ngoài ra, nên tránh phát sinh tia lửa điện trong quá trình nạp vì khi đó có thể xảy ra sự điện phân nước để tạo ra hai chất khí dễ cháy nổ là H2 và O2.

4. Bảng so sánh phân biệt giữa Ắc quy khô và Ắc quy nước

Tiêu chí ẮC QUY NƯỚC ẮC QUY KHÔ
Gía thành Rẻ hơn với mức giá từ vài trăm ngàn đồng hoặc dưới 3 triệu đồng do chế tạo đơn giản Mức giá từ 1,5 triệu trở lên, thường phải nhập từ nước ngoài
Nhận biết Có các nút ở các ngăn bình (dùng để bổ sung nước cất sau quá trình sử dụng), nếu ắc quy 12V thì sẽ có 6 nút này. Không có nút ở các ngăn bình, thường ghi rõ ắc quy không cần bảo dưỡng ở vỏ bình hoặc tài liệu kèm theo.
Trạng thái phóng điện Tương đương ắc quy khô, nhưng khó phục hồi điện áp khi phát dòng điện lớn Tương đương nhau, nhưng sau khi phát dòng điện lớn thì ắc quy kín khí thường phục hồi điện áp nhanh hơn
Dòng điện nạp – Khi nạp có thể phát ra khí cháy hoặc khí có mùi khói chịu.
– Dòng điện nạp lớn nhất chỉ nên bằng 0,1 lần trị số dung lượng ắc quy
– Khi nạp ắc quy không phát sinh khí ra môi trường bên ngoài nên không có mùi.
– Dòng điện nạp có thể lên tới 0,25 lần trị số dung lượng ắc quy
Chế độ bảo dưỡng – Thường xuyên đổ thêm axit vào bình
– Định kỳ nạp điện cho ắc quy 3 tháng/lần
– Không cần đổ thêm axit
– Định kỳ nạp thêm điện cho ắc quy (khoảng 6 tháng/lần)
Tuổi thọ Tuổi thọ thấp hơn so với loại ắc quy kín khí. Thường có tuổi thọ cao hơn so với ắc quy loại hở thông thường.

5. Nên sử dụng ắc quy khô hay ắc quy nước?

Dựa vào bảng so sánh ắc quy khô và ắc quy nước trên thì bạn thấy rằng ắc quy kín khí sẽ có nhiều ưu việt hơn so với ắc quy axít thông thường, nếu tình hình tài chỉnh cho phép thì bạn nên chọn loại ắc quy kín khí. Nếu sử dụng loại ắc quy axít thông thường thì cần lưu ý đến điều chỉnh dòng nạp và đặc biệt lưu ý không gây phát sinh tia lửa (do chạm chập dây hoặc hút thuốc) gần ắc quy khi nạp bởi chúng dễ gây cháy nổ hơn loại kín khí (quá trình nạp có thể xảy ra sự điện phân nước để tạo ra hai chất khí dễ cháy nổ là Hiđrô và ôxy).

Phần lớn động cơ ô tô ngày này đều sử dụng ắc quy khô do kích thước nhỏ gọn, an toàn lại tiện dụng. Tuy nhiên, ắc quy nước dựa vào lợi thế của mình hoàn toàn vẫn có “đất dụng võ”. Dù sử dụng ắc quy khô hay ắc quy nước thì ngoài phụ thuộc vào chất liệu, công nghệ chế tạo thì cách cách bảo quản và sử dụng của từng người cũng là một yếu tố quan trọng giúp tăng tuổi thọ và thời gian hiệu dụng của ắc quy.

Mỗi loại ắc quy đều có ưu nhược điểm riêng của mình, tùy thuộc vào điều kiện và mục đích sử dụng mà sẽ phù hợp với từng người khác nhau. Dựa vào nhu cầu sử dụng và điều kiện của mình mà các bạn hãy lựa chọn cho mình loại ắc quy phù hợp cho xe của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

097.999.93.26 097.999.93.26 @acquythuanphat